Chú thích Phi_tần

  1. Cụm này xuất phát từ bài Trường hận ca, trong đó có viết:後宮佳麗三千人,三千寵愛在一身; Hậu cung giai lệ ba nghìn người; ba nghìn mà chỉ yêu một người duy nhất".
  2. 《晋书·列传第一》胡贵嫔……时帝多内宠,平吴之后复纳孙皓宫人数千,自此掖庭殆将万人,而并宠者甚众,帝莫知所适,常乘羊车,恣其所之,至便宴寝。
  3. 《新五代史》/卷14:「自唐末喪亂,后妃之制不備. 至莊宗時,後宮之數尤多,有昭容、昭儀、昭媛、出使、御正、侍真、懿才、咸一、瑤芳、懿德、宣一等,其余名號,不可勝紀」
  4. 金史/卷63: 金代,后不娶庶族,甥舅之家有周姬、齊薑之義。國初諸妃皆無位號,熙宗始有貴妃、賢妃、德妃之號。
  5. 《金史》 卷五十七 志第三十八 百官三 內命婦品:「元妃、貴妃、淑妃、德妃、賢妃,正一品。昭儀、昭容、昭媛、修儀、修容、修媛、充儀、充容、充媛曰九嬪,正二品。婕妤,正三品。美人,正四品。才人,正五品。各九員,曰二十七世婦。寶林,正六品。御女,正七品。采女,正八品。各二十七員,曰八十一御妻。按金格,貞祐後之制,貴妃下有真妃,淑妃下有麗妃、柔妃,而無德妃、賢妃。九嬪同。婕妤下有麗人、才人為正三品。順儀、淑華、淑儀為正四品。尚宮夫人,尚宮左夫人、尚宮右夫人、宮正夫人、寶華夫人、尚儀夫人、尚服夫人、尚寢夫人、欽聖夫人、資明夫人為正五品。尚儀御侍、尚服御侍、尚寢御侍、尚正御侍、寶符宸侍、奉恩令人、奉光令人、奉徽令人、奉美令人為正六品,司正御侍、寶符御侍、司儀御侍、司符御侍,司寢御侍、司飾御侍、司設御侍、司衣御侍、司膳御侍、司藥御侍、仙韶使、光訓良侍、明訓良侍、遵訓良侍、從訓良侍為正七品。典儀御侍、典膳御侍、典寢御侍、典飾御侍、典設御侍、典衣御侍、典藥御侍、仙韶副使、承和良侍、承惠良侍、承宜良侍為正八品。掌儀御侍、掌服御侍、掌寢御侍、掌飾御侍、掌設御侍、掌衣御侍、掌膳御侍、掌藥御侍、仙韶掌音、祗肅良侍、祗敬良侍、祗願良侍為正九品。」
  6. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Đinh: Canh Ngọ, năm Thái Bình nguyên niên (Tống triều năm Khai Bảo thứ ba - 970), mùa xuân, tháng giêng, đặt niên hiệu. Lập năm Hoàng hậu, một là Đan Gia, hai là Trinh Minh, ba là Kiểu Quốc, bốn là Cồ Quốc, năm là Ca Ông. <庚午太平元年宋開寳三年立五皇后一曰丹嘉二曰貞明三曰矯國四曰瞿國五曰歌翁>.
  7. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lê: Nhâm Ngọ, năm Thiên Phúc thứ ba, (Tống triều năm Thái Bình Hưng Quốc thứ bảy - 982). Lập Hoàng thái hậu nhà Đinh là Dương thị làm Đại Thắng Minh Hoàng hậu. Hậu là vợ của Tiên Hoàng, mẹ của Vệ Vương Toàn. Khi Vua lấy được nước, đón vào cung, đến nay lập làm Hoàng hậu, cùng với Phụng Càn Chí Lý, Thuận Thánh Minh Đạo, Trịnh Quốc, Phạm Hoàng hậu là năm Hoàng hậu. <壬午三年宋太平國七年興立丁朝皇太后楊氏爲大勝明皇后與奉乾至理皇后順聖明道皇后鄭國皇后范皇后並爲五皇后>.
  8. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lê: Lập sáu Hoàng hậu, duy có đích phu nhân gọi là Lập Giáo hoàng hậu, quy chế xe kiệu và y phục khác hẳn với các cung khác. <立皇后六惟嫡夫人爲立教皇后車服之制特異於諸宫 >.
  9. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý - Thái Tổ Hoàng đế: Bính Thìn, năm Thuận Thiên thứ bảy (Tống triều năm Đại Trung Tường Phù thứ chín - 1016). Mùa xuân, tháng ba, lại lập ba Hoàng hậu là Tá Quốc, Lập Nguyên, Lập Giáo.Chiê年宋大中祥符九年春三月再立皇后三佐國皇后立元簧后立教皇后>.
  10. Lý Thái Tổ năm 1009 lập sáu Hoàng hậu, lấy Lập Giáo hoàng hậu đứng đầu, có quy chế xe kiệu và y phục riêng, sau lại lập thêm ba Hoàng hậu nữa mà tên Lập Giáo lại kể sau cùng, điều này chắc sử chép có sự nhầm lẫn.
  11. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý - Thái Tông Hoàng đế: Ất Hợi, năm Thông Thụy thứ hai (Tống triều năm Cảnh Hựu thứ hai - 1035). Mùa thu, tháng bảy, lập người thiếp yêu làm Thiên Cảm Hoàng hậu. <乙亥通瑞二年宋景祐二年秋七月立寵姬缺名為天感皇后>.
  12. Tên hiệu của hai Hoàng hậu Thánh Cực và Chiêu Thánh chỉ được nhắc đến trong Đại Việt sử lược. Tháng sáu năm Hội Phong thứ tư (1095), Thánh Cực Hoàng hậu mất. Năm Long Phù Nguyên Hóa thứ tám (1108), Chiêu Thánh Hoàng hậu từ trần.
  13. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý - Nhân Tông Hoàng đế: Ất Mùi, năm Hội Tường Đại Khánh thứ sáu, (Tống triều năm Chính Hòa thứ năm - 1115). Mùa xuân, tháng giêng, phong ba Hoàng hậu là Lan Anh, Khâm Thiên, Chấn Bảo và ba mươi sáu Cung nhân. <乙未六年宋政和五年春正月封蘭英欽天震寳三皇后三十六宫人>.
  14. Lưu Thông tức Chiêu Vũ Đế nhà Hán Triệu, lập mười Hoàng hậu. Thiên Nguyên tức Tuyên Đế nhà Bắc Chu, lập năm Hoàng hậu.
  15. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý - Thần Tông Hoàng đế: Lập Lý thị làm Hoàng hậu. Trước đó Vua sai Viên ngoại lang Lý Khánh Thần và vợ đón con gái của Điện tiền Chỉ huy sứ Lý Sơn, Viên ngoại lang Trần Ngọc Độ và vợ đón con gái của Lê Xương là cháu chú bác của Thái úy Lê Bá Ngọc, sách lập con gái của Sơn làm Lệ Thiên Hoàng hậu, con gái của Xương làm Minh Bảo Phu nhân. <戊申天順元年宋建炎二年立李氏爲皇侯先是遣員外郎李慶臣及其妻迎殿前指揮使李山之女員外郎陳玉度及其妻迎太尉黎伯玉姪黎昌之女冊立山女爲儷天皇后昌女爲明寳夫人>.
  16. Đại Việt sử lược chép Lý Thần Tông lập ba Hoàng hậu, đều không rõ tên hiệu. Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều chỉ chép việc lập bà Lệ Thiên Hoàng hậu.
  17. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý - Thái Tông Hoàng đế: Tân Tỵ, năm Càn Phu Hữu Đạo thứ ba, (Tống triều năm Khánh Lịch nguyên niên - 1041). Mùa hạ, tháng năm, đặt phẩm cấp các cung nữ, Hoàng hậu và phi tần mười ba người, Ngự nữ mười tám người, Nhạc kỹ hơn trăm người. <辛巳三年宋慶曆元年夏五月置宫女皆品皇后妃嬪十三御女十八樂妓一百有餘>.
  18. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý - Thánh Tông Hoàng đế: Hoàng thái tử Càn Đức lên ngôi trước linh cữu, đổi niên hiệu là năm Thái Ninh nguyên niên. Bấy giờ Vua mới bảy tuổi, tôn mẹ đẻ là Ỷ Lan Nguyên phi làm Hoàng thái phi, <皇太子乾德即位于柩前改元太寕元年時方七歲尊生母倚蘭元妃爲皇太妃>.
  19. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lý - Thánh Tông Hoàng đế: Bính Ngọ, năm Long Chương Thiên Tự nguyên niên, (Tống triều năm Trị Bình thứ ba - 1066). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 25, giờ Hợi, Hoàng tử Càn Đức sinh. Ngày hôm sau, lập làm Hoàng thái tử, đổi niên hiệu, đại xá phong mẹ Thái tử là Ỷ Lan Phu nhân làm Thần phi. <丙午龍章天嗣元年宋治平三年春正月二十五日亥時皇子乾德生後日立爲皇太子改元大赦封其母倚蘭夫人爲宸妃 >.
  20. Theo Trần triều vạn thế ngọc phả của dòng dõi Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, nội cung của Lý Anh Tông có các bà Chiêu Linh Hoàng hậu họ Vũ, Thần phi Bùi Chiêu Dương, Quý phi Hoàng Ngân Hoa, Đức phi Đỗ Kim Hằng, Thục phi Đỗ Thụy Châu và Hiền phi Lê Mỹ Nga.
  21. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Trần - Hiến Tông Hoàng đế: Hiến Tông Hoàng đế. Tên húy là Vượng, con thứ của Minh Tông, mẹ đích là Hiến Từ Tuyên Thánh Hoàng thái hậu, mẹ sinh là Minh Từ Hoàng thái phi họ Lê. <憲宗皇帝諱旺明宗次子嫡母憲慈宣聖皇太后親生母明慈皇太妃黎氏>.
  22. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Trần - Nghệ Tông Hoàng đế: Nghệ Tông Hoàng đế. Tên húy là Phủ, con thứ ba của Minh Tông. Mẹ đích là Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu, mẹ sinh là Thứ phi họ Lê, em gái cùng mẹ với Hiến Từ, do con gái của Nguyễn Thánh Huấn lấy một người họ lê sinh ra. <諱暊明宗弟三子也嫡母憲慈宣聖太皇太后親生母與憲慈同母即阮聖訓女嫁黎氏之所生女明宗次妃黎氏者也>.
  23. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Trần - Nghệ Tông Hoàng đế: Tân Hợi, năm Thiệu Khánh thứ hai, (Minh triều năm Hồng Vũ thứ tư - 1371). Mùa xuân, tháng giêng, truy tôn mẹ sinh là Anh Tư Nguyên phi làm Minh Từ Hoàng thái phi. <辛亥二年明洪武四年春正月追尊親生母英姿元妃為明慈皇太妃>.
  24. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Trần - Duệ Tông Hoàng đế: Duệ Tông Hoàng đế. Tên húy là Kính, con thứ mười một của Minh Tông, em Nghệ Tông. Mẹ là Đôn Từ Hoàng thái phi. <睿宗皇帝諱曔明宗第十一子藝宗弟也母惇慈皇太妃>.
  25. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Trần - Nghệ Tông Hoàng đế: Tháng mười năm Thiệu Khánh thứ hai (1371), truy phong mẹ sinh Hoàng thái tử là Sung viên họ Lê làm Quang Hiến Thần phi. <辛亥二年明洪武四年十二月追封皇太子親生母充媛黎氏為光憲宸妃>.
  26. Danh vị này từng bị nhầm thành [Thể nữ]. Nhưng tra xét lệ cung ứng quần áo theo mùa của Nội vụ phủ trong Khâm định, cũng như bài vị của các cung phi trên lăng viên vua chúa triều Nguyễn thì đích xác là [Thị nữ].
    Có lẽ Thể nữ là cách gọi chệch đi thời Vãn kỳ, do Cảnh Tông vốn có tên cũ là [Ưng Thị], dù vậy cách viết vẫn không đổi.